Servant Leadership, hay “Lãnh đạo phục vụ,” là một mô hình quản lý ngày càng được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi bởi các nhà lãnh đạo hiện đại. Khác biệt so với phong cách lãnh đạo truyền thống, Servant Leadership tập trung vào việc phục vụ nhân viên, với mục tiêu hỗ trợ và tạo điều kiện để họ có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về Servant Leadership là gì, các lợi ích mà phong cách này mang lại trong quản lý, và cách rèn luyện phong cách lãnh đạo phục vụ nhằm xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ và gắn kết.
Nội dung bài viết:
Servant Leadership là gì?
Servant Leadership là một phong cách lãnh đạo độc đáo, ưu tiên việc phục vụ và hỗ trợ nhân viên trước khi mong đợi họ hoàn thành các mục tiêu công ty đề ra. Người lãnh đạo phục vụ không chỉ đơn thuần đưa ra mệnh lệnh mà còn tập trung vào đáp ứng nhu cầu cá nhân, phát triển tiềm năng và nâng cao sự hài lòng của nhân viên. Mô hình này dựa trên triết lý rằng một nhà lãnh đạo thực sự là người biết lắng nghe, hỗ trợ và khuyến khích nhân viên, giúp họ phát triển cả về mặt cá nhân lẫn trong vai trò của họ trong tổ chức.
Khác với các phong cách lãnh đạo dùng quyền lực để giám sát và kiểm soát, Servant Leader đảm nhận vai trò của một cố vấn tận tụy và người hỗ trợ đáng tin cậy, luôn đứng phía sau để thúc đẩy sự thành công của cả đội ngũ. Phong cách lãnh đạo phục vụ, hay Servant Leadership, được phát triển từ triết lý của Robert K. Greenleaf, người lần đầu tiên giới thiệu khái niệm này vào năm 1970 trong bài tiểu luận nổi tiếng của ông, “The Servant as Leader” (Người phục vụ trong vai trò lãnh đạo).
Lợi ích của Servant Leadership đối với quản lý
Việc áp dụng mô hình Servant Leadership không chỉ giúp các nhà quản lý xây dựng một đội ngũ gắn kết mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho tổ chức, cụ thể:
Tăng cường sự gắn bó của nhân viên: Khi nhân viên cảm thấy được quan tâm và hỗ trợ, tinh thần làm việc của họ trở nên tích cực hơn. Điều này thúc đẩy lòng trung thành với tổ chức và tạo động lực để họ cống hiến hết mình cho công việc.
Phát triển kỹ năng và năng lực của đội ngũ: Mô hình Servant Leadership tạo cơ hội cho nhân viên nâng cao chuyên môn và giúp họ phát triển kỹ năng mềm. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc của cả đội ngũ.
Cải thiện môi trường làm việc: Lãnh đạo phục vụ xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, khuyến khích sự sáng tạo và tính chủ động. Điều này giúp nhân viên cảm thấy thoải mái trong việc chia sẻ ý tưởng và phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Tăng cường tính tự chủ và trách nhiệm: Khi được trao quyền và hỗ trợ đầy đủ, nhân viên sẽ cảm thấy trách nhiệm hơn với công việc của mình. Thông qua đó xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ, độc lập và tự chủ.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững: Với mô hình Servant Leadership, công ty không chỉ phát triển về hiệu quả mà còn tạo dựng một văn hóa doanh nghiệp lấy con người làm trung tâm, bền vững và hướng tới sự phát triển lâu dài.
05 cách rèn luyện phong cách lãnh đạo phục vụ – Servant Leadership
Để áp dụng hiệu quả mô hình Servant Leadership, nhà quản lý có thể rèn luyện thông qua 5 phương pháp sau:
Lắng nghe chủ động
Tạo dựng các buổi trò chuyện thường xuyên để thu nhận ý kiến và phản hồi từ nhân viên. Việc lắng nghe không chỉ là tiếp nhận thông tin mà còn cần thấu hiểu và phản hồi phù hợp với nhu cầu của họ. Công thức lắng nghe chủ động LACE có thể được áp dụng, bao gồm: Listen – Lắng nghe, Acknowledge – Đồng tình, Confirm – Xác nhận lại, Enquire – Hỏi thêm.
Thấu hiểu và đồng cảm
Servant Leadership sẽ đặt mình vào vị trí của nhân viên để cảm nhận được những khó khăn, nguyện vọng và động lực của họ. Để thực hiện điều này, quản lý cần thấu hiểu tính cách từng thành viên trong nhóm và áp dụng mô hình DISC. Nhóm DISC phân loại nhân viên thành: D – Thống trị, I – Ảnh hưởng, S – Ôn hòa, và C – Nguyên tắc, giúp quản lý tạo ra phương thức giao tiếp và hỗ trợ phù hợp với từng tính cách.
Trao quyền và khuyến khích sự phát triển cá nhân
Tin tưởng giao phó trách nhiệm và khuyến khích sự phát triển của nhân viên bằng cách cung cấp các nguồn lực cần thiết. Để xác định ai cần trao quyền trong đội, quản lý có thể phân loại theo ma trận Skill Will, đánh giá dựa trên năng lực và động lực:
- Nhân viên năng lực và động lực thấp: Chỉ đạo
- Nhân viên năng lực thấp, động lực cao: Đào tạo, đồng hành
- Nhân viên năng lực cao, động lực thấp: Hỗ trợ tạo động lực
- Nhân viên năng lực và động lực cao: Trao quyền để họ thể hiện.
Bạn sẽ được học chi tiết mô hình này tại khóa Coaching Skills For Manager – Kỹ năng huấn luyện kèm cặp nhân viên.
Dẫn dắt bằng hành động
Lãnh đạo cần làm gương từ cách làm việc đến thái độ. Khi nhân viên thấy lãnh đạo làm việc với trách nhiệm và tích cực, họ sẽ có động lực noi theo. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý có thể tham gia các khóa học phát triển kỹ năng như:
Hỗ trợ phát triển dài hạn cho nhân viên
Hỗ trợ lâu dài bằng các chương trình đào tạo và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Thường xuyên tổ chức buổi đánh giá giúp nhận ra sự tiến bộ của từng nhân viên. Để phát triển kỹ năng đào tạo, quản lý có thể tham khảo các khóa học như:
- Train The Trainer 3+ – Đào tạo giảng viên nội bộ số 1 Đông Nam Á.
- PDT – Ứng dụng công nghệ thiết kế khóa học.
Tạm kết về Servant Leadership là gì? Lợi ích và cách rèn luyện phong cách lãnh đạo phục vụ
Trên đây là những thông tin về Servant Leadership – phong cách lãnh đạo phục vụ. Hy vọng nội dung này giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách lãnh đạo này và mang đến những ý tưởng mới để quản lý đội nhóm hiệu quả hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm những chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý, bạn có thể tham khảo thêm các chương trình đào tạo do VMP tổ chức dưới đây.
Cách khóa năng lực đào tạo:
PDT – Ứng dụng công nghệ thiết kế khóa học.
Train The Trainer 3+ – Đào tạo giảng viên nội bộ số 1 Đông Nam Á.
Các khóa năng lực lãnh đạo:
UMM – Đào tạo năng lực nền tảng cho quản lý cấp trung.
Coaching Skills For Manager – Kỹ năng huấn luyện kèm cặp nhân viên
Leading Emotional – Lãnh đạo đội nhóm bằng trí tuệ cảm xúc
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ 1800 6981.
Bài viết liên quan
Ứng dụng Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng để quản lý đội nhóm
Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng từ lâu đã đóng vai trò quan
Th11
Mô hình quản trị hiệu suất – Chìa khóa thành công của nhà quản lý
Quản trị hiệu suất là một công cụ quan trọng giúp nhà quản lý
Th10