Có lẽ lý thuyết 3 não (Triune) không phải là một thuật ngữ quá quen thuộc tại Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nguyên lý “ba não” chính là một bí quyết để xây dựng và quản lý đội nhóm bền vững.
Vậy cụ thể nguyên lý “ba não” là gì? Làm thế nào để ứng dụng nó trong môi trường doanh nghiệp? Đâu sẽ là cách thức để tạo dựng năng lực tích cực trong đội nhóm? Tất cả sẽ được giải đáp tại bài viết này.
Nội dung được trích từ khóa UMM – kiến tạo đội ngũ quản lý bền vững, diễn ra vào 21,22/03/2022.
Nội dung bài viết:
1. Nguyên lý “ba não” là gì?
Đây là một lý thuyết được Paul MacLean sáng chế vào năm 1990 nhằm giải thích tại sao con người lại làm những hành động thường ngày bằng những cách khác nhau. Nguyên lý “ba não” bao gồm:
- Não bò sát (Reptilian Brain): Đặc điểm lớn nhất của não này là phản ứng tức thời và không có suy tính từ trước. Khi cảm nhận được nguy hiểm hoặc những điều bất ngờ, con người thường có cảm giác bất an. Vì thế, não bò sát sẽ biểu hiện những điều tiêu cực như: nóng giận, chỉ trích, chiến đấu,…
- Não thú (Limbic System): Khu vực này được coi là trung tâm cảm xúc, có chức năng thích ứng cao với bộ nhớ dựa trên thói quen và sự gần gũi. Ví dụ, người ta thường ghi nhớ một sự kiện tốt hơn nếu được tác động bởi một cảm xúc mạnh mẽ. Tương tự như vậy, khi bạn đối tốt với nhân viên, họ sẽ luôn nhớ tới bạn kể cả khi họ đã nghỉ việc.
- Não người (Cortex Brain): Logic, tư duy và khả năng đưa ra giải pháp là đặc trưng của bộ phận này. Tuy nhiên, não người thường dễ tự “suy diễn” dựa trên hiểu biết cá nhân. Vì vậy, nhà quản lý cần đưa ra những mục tiêu, con số rõ ràng và minh bạch để tránh gây ra sự hiểu lầm.
2. Nguyên tắc xây dựng đội nhóm bền vững – Tích cực và minh bạch.
Dựa trên những định nghĩa về nguyên lý “ba não”, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng: Cần tập trung khai thác “não thú và não người” vì đây là hai bộ phận tác động đến tình cảm và tư duy của nhân viên. Hãy luôn tạo ra môi trường vui vẻ, tích cực để khuyến khích họ tự do sáng tạo và chủ động chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhà quản lý cần minh bạch trong từng thông báo. Bạn có thể xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu với những con số và thời gian rõ ràng, để nhân viên dễ dàng theo dõi cũng như thực hiện theo kế hoạch.
Ngược lại, khi nóng giận, con người sẽ rơi vào não bò sát và hoàn toàn không có khả năng phân tích đúng sai. Lúc này, bạn cần quản lý bản thân, tránh bị lôi vào cảm xúc tiêu cực, để có thể lắng nghe, đồng cảm và bình tĩnh giải quyết vấn đề.
Có thể bạn quan tâm:TOP 05 ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN 2021
3. Bí quyết để tạo dựng môi trường tích cực trong đội nhóm
Năng lượng tích cực sẽ giúp nhân viên phát triển, còn những chỉ trích, phê phán sẽ gia tăng tỷ lệ bỏ việc của họ, vì không ai mong muốn làm trong môi trường đầy áp lực. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây để tạo dựng môi trường năng động trong đội nhóm:
- Thiết lập mục tiêu công việc rõ ràng với mô hình S.M.A.R.T
- Khuyến khích nhân viên chủ động đưa ra ý kiến với phương pháp Brainstorming.
- Sử dụng nguyên tắc FAST hoặc Hamburger trong việc truyền đạt và phản hồi nhân viên.
- Đồng hành vã sẵn sàng hỗ trợ nhân viên trong quá trình làm việc.
Có thể bạn quan tâm: 08 PHƯƠNG PHÁP BRAINSTORMING SÁNG TẠO HIỆU QUẢ
Tạm kết về ứng dụng nguyên lý “ba não” trong việc xây dựng đội nhóm bền vững
Tạo được không khí “tích cực và năng động” chính là thành công lớn nhất khi áp dụng nguyên lý “ba não” trong việc quản lý đội nhóm bền vững. Tuy nhiên, để áp dụng nhuần nhuyễn nguyên lý này, bạn cần trang bị kiến thức và luyện tập thường xuyên.
Nội dung này được trích từ khóa UMM – Kiến tạo đội ngũ quản lý bền vững được tổ chức vào ngày 21,22/03/2022. Khóa học giúp bạn có cái nhìn tổng quan về “nghề quản lý” và bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm cũng như nâng cao kỹ năng cốt lõi để xây dựng đội ngũ vững mạnh.
Bài viết liên quan
Ứng dụng Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng để quản lý đội nhóm
Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng từ lâu đã đóng vai trò quan
Th11
Servant Leadership là gì? 5 Cách rèn luyện phong cách lãnh đạo phục vụ
Servant Leadership, hay “Lãnh đạo phục vụ,” là một mô hình quản lý ngày
Th11