Khóa đào tạo “UMM – Năng lực toàn diện cho Quản lý Cấp Trung” được tổ chức vào 11/12 – 12/12/2020 tại Hồ Chí Minh bởi VMP Academy với sự tham gia của 20 anh/ chị Manager đến từ các doanh nghiệp khác nhau. Đây là một khóa đào tạo được thiết kế trên nền tảng: thực tiễn, khoa học, tinh gọn và sử dụng nghệ thuật quản lý từ chuyên gia đầu ngành. Với vai trò là một người dẫn dắt đội nhóm, quản trị bản thân là cuộc tranh đấu quan trọng bậc nhất trong sự nghiệp của một nhà Quản lý thành công. Vậy đâu là những yếu tố quan trọng nhất để quản trị bản thân hiệu quả?
Nội dung bài viết:
Rèn luyện tính kỷ luật và kiên trì
Nhắc nhở bản thân phải kỷ luật và kiên trì là điều mà ai cũng có thể làm. Thế nhưng, điểm mấu chốt nằm ở chỗ khả năng duy trì được kỷ luật và kiên trì của bản thân là bao lâu. Trong công việc, nếu gặp một chút khó khăn mà lựa chọn bỏ cuộc, thì bạn chẳng thể nào dẫn dắt đội ngũ của mình. Đồng thời, nhân viên cũng không có lòng tin với một người cấp trên yếu đuối, dễ nản lòng trước áp lực.
Sự nghiệp của bạn chỉ rộng mở hơn nếu bản thân luôn kiên trì và kỷ luật, có trách nhiệm với chính mình. Chỉ khi bạn gạt bỏ những điều không cần thiết và luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng bằng một tinh thần sắt đá, thì nhân viên mới hoàn toàn tin tưởng cũng như phò tá.
Thấu hiểu bản thân
Socrates, nhà triết học lừng danh đã từng nói “Điều khó hiểu nhất trên thế giới là chính bạn. Sự hiểu lầm lớn nhất trong cuộc sống cũng là chính bạn”. Thấu hiểu được bản thân là hành trình gian nan và không phải một sớm một chiều mà chúng ta có thể nhận ra được. Là nhà quản lý cấp trung, thấu hiểu chính mình là yếu tố để bạn có thể dễ dàng chấp nhận những thiếu sót và có ý thức trong việc phấn đấu hoàn thiện bản thân.
Có câu “biết mình, biết người trăm trận trăm thắng”, điều đó có nghĩa bạn phải thấu hiểu năng lực, tính cách, tư duy của mình trước khi tìm hiểu người khác. Thấu hiểu mình muốn gì, cần phải làm gì sẽ là nguồn động lực thúc đẩy bạn đưa ra những quyết định sáng suốt cũng như tạo sự tự tin cho bản thân.
Thích ứng với sự thay đổi
Thích ứng với sự thay đổi là cách để nhà Quản lý Cấp trung phản ứng nhanh chóng trong việc nắm bắt cơ hội hoặc giải quyết vấn đề. Điều đó có thể giúp các nhà quản lý trở nên quyết đoán hơn trong công việc. Với một thời đại “cá nhanh nuốt cá chậm” và những tác động không thể lường trước của kinh tế, chính trị, dịch bệnh các nhà Quản lý Cấp Trung buộc phải thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi bộ máy cơ cấu nhân sự.
Chính vì thiếu sự linh hoạt, Quản lý Cấp Trung dễ dàng nảy sinh cảm xúc tiêu cực, và gây ra nhựng khó khăn khi dẫn dắt đội nhóm của mình, một vai trò tối quan trọng để giúp bạn đạt đến thành công.
Nhạy bén với xu hướng thị trường
Nói một cách đơn giản nhạy bén là một khả năng dự đoán và biết cách thích ứng nhanh đối với những yếu tố mới. Nhạy bén đòi hỏi một nhà Quản lý Cấp Trung cần phải rèn luyện dựa trên công việc cá nhân cũng như những lần lên chiến lược cùng đội nhóm của mình. Cùng với đó là một thái độ luôn cởi mở, ham muốn học hỏi và dung nạp những ý kiến một cách hết sức khách quan.
Tư duy mở hướng đến điều tích cực
Tư duy mở là một điều rất cần thiết trong môi trường làm việc hiện này. Một người quản lý có tư duy mở sẽ sẵn sàng lắng nghe những tư tưởng mới và đánh giá trên nhiều góc độ. Tư duy mở cũng mang lại cho Quản lý Cấp Trung một cuộc sống tích cực và tràn ngập hạnh phúc.
Bên cạnh đó, trong quá trình Brainstorming, Quản lý Cấp Trung cần những ý kiến, quan điểm khác nhau cũng như không tương đồng nhằm tạo ra những điều mới mẻ. Từ đó có thể nghiên cứu và triển khai được những kế hoạch tuyệt vời.
Tự tạo Động lực cho chính mình
Động lực là một chiếc chìa khóa vạn năng giúp chúng ta duy trì nguồn năng lượng để hoàn thành công việc. Và một nhà Quản lý Cấp Trung biết tạo động lực cho bản thân cũng đội ngũ bằng cách “đầu tư” công sức để cùng nhau từng bước bước pháp triển. Khi nhân viên được huấn luyện và phát triển hơn, họ mới đủ chuyên môn và tự tin thực thi công việc. Từ đó, tập thể cũng như cá nhân người quản lý luôn duy trì môi trường làm việc tích cực, thoải mái.
Luôn hướng đến việc cân bằng cuộc sống
Đối với một nhà Quản Lý Cấp Trung việc cân bằng 3 yếu tố: Công việc – Cuộc sống – Xã hội/ cộng đồng là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Chắc chắn, trong công việc đôi lúc sẽ xảy ra những cảm xúc tiêu cực làm chúng ta không thể tập trung, có thể là từ gia đình, đồng nghiệp cho đến vấn đề của xả hội. Thế nhưng, là nhà quản lý cần phải “Công tư phân minh” bạn không thể để cả tập thể trì trệ công việc vì cảm xúc của mình.
Quản lý Cấp Trung tuyệt đối không được để một trong những yếu tố quản trị bản thân ở trên dẫn dắt cảm xúc của mình mà ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Điều đó chỉ khiến bạn làm hại đến tập thể của mình cũng như hình ảnh cá nhân
Tham khảo thêm: Khung năng lực của quản lí cấp trung
Bài viết dựa trên nội dung của khóa đào tạo UMM – Năng lực toàn diện dành cho Quản lý cấp trung
Bài viết liên quan
Ứng dụng Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng để quản lý đội nhóm
Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng từ lâu đã đóng vai trò quan
Th11
Servant Leadership là gì? 5 Cách rèn luyện phong cách lãnh đạo phục vụ
Servant Leadership, hay “Lãnh đạo phục vụ,” là một mô hình quản lý ngày
Th11