Đỉnh cao của 5 cấp độ năng lực lãnh đạo là điều hầu hết các quản lý đều mong muốn chạm đến. Nhà quản lý có thể gia tăng ảnh hưởng và tiềm năng của bản thân thông qua các cấp độ cũng như hiểu được triết lý của nghệ thuật lãnh đạo. Thông qua bài viết này, UMM sẽ cùng bạn tìm hiểu khái niệm về về 5 cấp độ chuẩn mực của năng lực lãnh đạo và ứng dụng để phát triển công tác quản lý cũng như doanh nghiệp của mình.
Nội dung bài viết:
Khái niệm về 5 cấp độ năng lực của lãnh đạo

John C. Maxwell là chuyên gia hàng đầu về lãnh đạo trên thế giới và ông cho rằng nhà lãnh đạo đơn giản là “người có khả năng gây ảnh hưởng, có khả năng tạo tầm nhìn và truyền cảm hứng”. Theo cuốn sách “The 5 Levels of Leadership”, Maxwell đã mô tả các cấp độ năng lực của lãnh đạo giúp định vị được vị thế của người quản lý và cần làm gì để phát triển bản thân. Với 5 cấp độ này, nhà quản lý có thể cải thiện mối quan hệ với đội ngũ của mình và giúp họ phát triển các kỹ năng cần thiết cho nhà quản lý.
- Cấp 1: Mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải đi theo (Position)
- Cấp 2: Mọi người đi theo bạn vì họ muốn thế (Permission)
- Cấp 3: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức (Production)
- Cấp 4: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn làm cho họ (People development)
- Cấp 5: Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì (Pinnacle)
Ứng dụng 5 cấp độ năng lực lãnh đạo để phát triển quản lý
Cấp độ 1: Dựa vào chức vị

Đây là điểm xuất phát trong 5 cấp độ năng lực của nhà lãnh đạo. Ở cấp độ này, người quản lý ít có tầm ảnh hưởng đến cấp dưới và họ chỉ lạm dụng chức vụ của mình để ép mọi người làm việc. Người lãnh đạo càng ở lâu tại cấp độ này có thể có được những lợi ích cá nhân nhưng sự tín nhiệm cũng như tinh thần làm việc của nhân viên càng đi xuống khi luôn bị gò bó.
Tuy nhiên, cấp độ này không phải lúc nào cũng có tác động tiêu cực. Người quản lý có thể dựa vào các quy định và quyền hành để kiểm soát những nhân viên không có động lực làm việc, thúc đẩy họ hoàn thành công việc. Đây cũng là lúc người lãnh đạo học cách quản lý bản thân và dần được nhìn nhận như một người lãnh đạo tốt nếu họ có thể sử dụng tốt quyền hành của mình.
Cấp độ 2: Dựa vào sự chấp thuận

Ở cấp bậc này, mọi người chọn nghe theo lời người quản lý vì họ mong muốn như vậy và họ cho người lãnh đạo Quyền lãnh đạo họ. Ở cấp độ này nhà lãnh đạo đã gây dựng được niềm tin đối với người xung quanh và nhân viên cảm nhận được sự quan tâm từ cấp trên đối với họ.
Khi ở cấp độ 2, nhà lãnh đạo không chỉ sử dụng quyền lực để gây ảnh hưởng mà còn tập trung xây dựng mối quan hệ tích cực để thúc đẩy cấp dưới. Niềm tin từ nhân viên sẽ dẫn đến sự tôn trọng và tạo nên một môi trường làm việc tích cực, làm tiền đề cho các mối quan hệ lâu dài, vững chắc được xây dựng.
Cấp độ 3: Dựa vào thành tích/kết quả

Đối với cấp độ 3, năng lực lãnh đạo được đo lường bằng thành quả đã tạo ra cho doanh nghiệp. Khi ở cấp bậc này, nhà quản lý đã dần trở thành tác nhân gây ảnh hưởng, tạo ra kết quả xây dựng hình ảnh và uy tín của họ. Điều xuất hiện ở cấp độ 3 chính là người lãnh đạo biết cách tạo động lực, thông qua thành tích, cảm giác chiến thắng để thúc đẩy nhân viên có niềm tin về những thành tựu tốt đẹp trong tương lai.
Cấp độ 4: Dựa vào sự phát triển con người

Nhà lãnh đạo ở cấp độ này không chỉ đã đánh dấu bản thân trở thành một nhà lãnh đạo tốt mà họ cũng dần đầu tư thời gian, tư duy, nguồn lực để giúp nhân viên của mình nâng cao năng lực. Việc phát triển nhân lực không chỉ đơn thuần nằm ở việc phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân mà còn có thể tạo ra thế hệ lãnh đạo tiếp theo.
Ở cấp độ 4, mục tiêu của nhà quản lý là đầu tư đào tạo các kỹ năng cần thiết cho nhân viên cũng như giúp họ nhận thức được vai trò và trách nhiệm của một người lãnh đạo. Những bài học, kinh nghiệm và đóng góp mà người quản lý dành cho nhân viên sẽ là những yếu tố để mọi người ủng hộ, nghe theo cũng như có thể nâng cao giá trị cho đội nhóm làm việc.
Cấp độ 5: Dựa vào sự tôn trọng

Đỉnh cao được mà mọi nhà quản lý muốn đạt được trong 5 cấp độ năng lực của lãnh đạo này chính là bậc cuối cùng. Khi người lãnh đạo sở hữu cho riêng mình một thương hiệu cá nhân. Họ khiến người khác tin tưởng và xem họ như một tấm gương sáng để noi theo. Năng lực lãnh đạo dành cho quản lý ở cấp độ 5 tập trung đầy đủ những giá trị tinh túy từ các cấp độ trước đó.
Quản lý không chỉ phát triển năng lực của các nhân viên, thấu hiểu vai trò và trách nhiệm của chính họ mà còn tạo được tiếng vang cho doanh nghiệp mình. Khi ở cấp độ này, nhân viên đơn giản là nghe đến danh tiếng của người quản lý, biết họ đại diện cho những gì và đi theo sự lãnh đạo một cách vô điều kiện.
Tạm kết về 5 cấp độ năng lực lãnh đạo
Ứng dụng 5 cấp độ năng lực của lãnh đạo là điều không dễ dàng để thực hiện được trong một sớm một chiều. Thông qua bài viết, UMM hy vọng bạn sẽ nắm những thông tin về 5 cấp độ năng lực của lãnh đạo quản lý cũng như cách ứng dụng để vươn đến đỉnh cao mà ai cũng mong muốn đạt được trong cong đường sự nghiệp. Thông qua đó có cái nhìn đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của nhà quản lý cũng như quá trình đào tạo nhà quản lý cấp trung cùng các cấp khác,..
Xem thêm những bài viết hay về vai trò và trách nhiệm của nhà quản lý cấp trung tại đây.
Bài viết liên quan
UMM – Đối tác chiến lược đào tạo quản lý | VMP Academy
Nâng cao năng lực quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
Th1
Đối tác đào tạo giảng viên nội bộ – Train The Trainer | VMP Academy
Trong bối cảnh doanh nghiệp hiện đại, việc đào tạo giảng viên nội bộ không
Th12